Nguyên nhân chính gây ra bênh gan thận mủ là do vi khuẩn Edwardsiella tarda.
Cá lóc bị bệnh có triệu chứng bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn.
Khi giải phẩu thì nội tạng biến đổi có những đốm trắng nổi trên gan và tùy tạng, trên mang xuất hiện nhiều vết nhờn mủ.
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 đền 4 ngày, toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường nước ao nuôi (nhiệt độ, ôxy hòa tan, sự ô nhiễm bẩn của nước ao nuôi) giúp cá không bị sốc do môi trường thay đổi theo hướng bất lợi cho cá.
Định kỳ bổ sung bổ sung Vitamin C vào thức ăn trước mùa bệnh.
Khi phát hiện màu sắc cá thay đổi, có biểu hiện về gan thận thì tiến hành ngưng cho cá ăn và theo dõi tình hình bệnh.
Nếu cá bị hao nhiều thì phải sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Sau khi cá hồi phục tiếp tục theo dõi và bổ sung dưỡng gan kết hợp vitamin C.
Do các loài vi khuẩn thuộc giống Aeromonas gây bệnh cho cá như Aeromonas hydrophila và Streptococcus spp.,... gây ra.
Cá bệnh thường có những biểu hiện như xuất huyết da, nắp mang, đốm đỏ xuất hiện trên thân, xuất huyết hậu môn, góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ, xoang bụng và nội tạng xuất huyết.
Chọn giống tốt, vận chuyển đúng cách tránh xay xát
Ương nuôi ở mật độ vừa phải.
Ngưng cho cá ăn từ 2 đến 3 ngày, sau đó sử dụng kháng sinh trộn thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 ngày.
Sau khi cá khỏi bệnh, bổ sung vitamin C và khoáng kết hợp B12 để tăng cường sức khỏe cá.
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens gây ra hội chứng lở loét và đốm đỏ trên thân cá.
Khi cá bị bệnh thường có biểu hiện cá ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ cuối mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12) và đầu mùa khô (tháng 1 đến tháng 2) hàng năm.
Ổn định môi trường nước ao nuôi, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng formon và thuốc tím nhằm giảm bớt mật độ vi khuẩn, diệt nấm, và ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.
Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitamin C và khoáng premix.
Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước trong ao bằng nước sạch và xử lý nước ao nuôi bằng một số sản phẩm sát trùng và diệt khuẩn như BKC, TCCA, ZEO.
Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày.