LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
FAQs Lịch sử - đặc điểm của bệnh

Là bệnh truyền nhiễm xảy ra trên trâu bò do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus (cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu).

Năm 1929 lầu tiên bệnh được phát hiện tại Zambia.

Tháng 10/2020 tại tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Thời gian ủ bệnh khoảng 4 14 ngày.

Bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%.

Không gây bệnh trên người.

Truyền lây : qua nhau thai, tinh dịch, côn trùng chân đốt, vận chuyển, qua tiếp xúc trực tiếp.

Trâu – bò nhiễm bệnh: Lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, giảm chất lượng quầy thịt, gia súc có thể chết.

FAQs Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da nổi cục (LSD) do vi rút gây bệnh da sần (LSDV), một loại virus thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus gây ra.

 

1.    ĐẶC ĐIỂM VIRUS

  • Không gây bệnh trên người
  • Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút
  • Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít.
  • Động vật mẫn cảm với virus là trâu, bò. Bò mẫn cảm nhất.
  • Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh viêm da nổi cục.

     

                               

 

2.    CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

 

  • Tiếp xúc trực tiếp
  • Côn trùng hút máu, chẳng hạn như một số  loài ruồi và muỗi, hoặc bọ ve.
  • Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh
  • Lây truyền qua nhau thai
  • Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương ở trên vú
  • Lây qua kim tiêm trong quá trình điều trị, tiêm phòng
  • Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc nhân tạo

–   Bệnh phẩm: Các nốt sần, vẩy và vảy da có chứa lượng virus LSD tương đối cao. Virus có thể được phân lập từ vật liệu này tối đa 35 ngày và có thể lâu hơn.
–   Máu :Virus LSD có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tiết ở mắt và mũi, tinh dịch.
⇒    Virus LSD được tìm thấy trong máu không liên tục từ khoảng 7 đến 21 ngày sau nhiễm trùng và nồng độ thấp hơn so với biểu hiện ở các nốt sần trên da.

 

3.    CHẨN ĐOÁN:

a.    Tỷ lệ chết:
  • Tỷ lệ chết thường thấp 1-5%
  • Nếu thành dịch thì tỷ lệ chết từ 20-80%
  • Tất cả các độ tuổi bò đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Bò đang tiết sữa và bê con có biến chứng nặng hơn bò thịt trưởng thành
b.    Dấu hiệu lâm sàng:
  • Các dấu hiệu bệnh LSD bao gồm từ không rõ ràng đến bệnh nặng. Không có bằng chứng về sự thay đổi độc lực liên quan đến các chủng LSD khác nhau.
  • Sốt do nhiễm trùng nhưng không biểu hiện rõ (có thể trên 41 độ C)
  • Các nốt sần, cục đường kính 2-5cm phát triển nhanh trên toàn thân.
  • Các nốt sần nổi lên, hình tròn, rắn chắc thường thấy ở đầu, cổ, bầu vú, mông
c.    Biểu hiện kế phát:
  • Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt
  • Sưng các hạch bạch huyết bề mặt (trước vai,trước đùi, hạch bẹn)
  • Giảm năng suất sữa, giảm tăng trọng.
  • Suy nhược, biếng ăn và gầy hốc hác.
     
FAQs Điều trị - xử lý trâu bò nhiễm bệnh

1.    NGUYÊN TẮC CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG – CHỐNG PHỤ NHIỄM

  • Không mua bán – trao đổi trâu/bò bệnh hay nghi nhiễm bệnh.
  • Cách ly trâu/bò bệnh hay đang nghi nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch, khô ráo. Sát trùng bằng TH4 hay Verkon- S…
  • Hàng ngày sử dụng Iodin 3-5% phun khử trùng toàn thân gia súc: ngày 01- 02 lần.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, hạ sốt, tăng cường sức đề kháng.
  • Xử lý vết loét bằng một số loại thuốc có khả năng hút nước và lưu lại lâu (Rivanol, oxytetracyclin, intra repiderma …), chống ruồi, nhặng…


 

2.   CAN THIỆP CHỐNG PHỤ NHIỄM BẰNG KHÁNG SINH

  • Kết hợp sử dụng Interferon để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài (các dòng Amox LA, PenStrep LA, Ceftiofur…) để phòng bội nhiễm, liệu trình từ 3 – 5 ngày hoặc 2 – 3 mũi.
  • Hạ nhiệt: Paracetamol, Anagin C.
  • Sử dụng kháng viêm: Dexamethazone (gia súc không mang thai), Ketophen, Diclophenax, Flunixine …
  • Truyền dich hỗ trợ: Lactac ringer, đường ưu trương 10-30%, nước muối sinh lý 0,9%. Bổ sung Catosal, Biotosal, Vitamin nhóm ADE, B12 vào dịch truyền.

⇒   Trâu/bò phục hồi tốt nếu được chăm sóc hộ lý tốt.

 

3.   MỘT SỐ LOẠI THUỐC THAM KHẢO

FAQs Phòng bệnh
  • Định kỳ phun khử trùng chuồng trại
  • Phun khử trùng, sát trùng thường xuyên (1 – 2 lần/tuần) bằng: Hóa chất sử dụng để diệt vi rút VDNC bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 – 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.
  • Phát quang bụi rậm, diệt côn trùng, diệt ruồi, muỗi..
  • Hạn chế mua bán, vận chuyển gia trâu/bò giữa các vùng khi đang có dịch bệnh.
  • Tiêu hủy trâu/bò chết khi bị bệnh, không mua bán giết mổ tránh làm lây lan mầm bệnh
  • Tiêm phòng vacxin.

 

1.    PHÒNG BỆNH BẰNG VACCIN

Qui trình tiêm vaccin

  • Toàn bộ đàn gia súc phải được tiêm phòng,bao gồm gia súc trưởng thành,gia súc non và gia súc đang mang thai.
  • Bê nghé từ mẹ đã được tiêm phòng hoặc bị nhiễm bệnh tự nhiên cần được tiêm phòng trong độ tuổi từ 5-6 tháng hoặc tiêm cùng đợt tiêm phòng tiếp theo
  • Bê nghé chưa được tiêm phòng có thể tiêm phòng lúc 1-2 tháng tuổi (nếu trong vùng dịch hay đang bị uy hiếp bởi dich)
  • Trong trường hợp phải vận chuyển gia súc thì gia súc cần được tiêm phòng trước khi vận chuyện 28 ngày
  • Gia súc mới mua về cần phải tiêm phòng 28 ngày trước khi nhập đàn
  • Trâu có thể được tiêm phòng với liều lượng và cách thức tiêm giống như bò

Lưu ý: xử lý trâu/bò di ứng sau khi tiêm vaccin

  • Bất kỳ loại vaccin nào cũng có thể gây di ứng sau khi tiêm. Do đó, trại cần chuẩn bị một số loại thuốc để xử lý trâu bò khi có dị ứng xảy ra.
  • Biểu hiện trâu/bò dị ứng sau khi tiêm vaccin: khó thở, niêm mạc (mắt/mũi) sưng đỏ, các cơ rung mạnh, lông dựng đứng, biểu hiện thần kinh (bò kêu rống, la hét, giãy giụa…), sùi bọt mép…
  • Xử lý cấp cứu: Đưa bò ra nơi thoáng mát, tăng cường hô hấp và nhịp tim. Có thể tiêm Adrenaline (Epinephrine) kết hợp với truyền dịch (bổ sung thêm thuốc bổ).
  • Ngoài ra, sau khi tiêm phòng trâu/bò bị phản ứng toàn thân như: sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi, …có thể sử dụng kháng sinh, kháng viêm kết hợp với tiêm thuốc bổ trợ sức.

 

2.    VACCIN PHÒNG BỆNH

2 loai vacxin sống nhược độc phòng bệnh viêm da nổi cục.